Được lập làm Thái tử Trần_Hiến_Tông

Việc Trần Vượng được lập làm Thái tử vốn không hề đơn giản, vì nó tạo một sự mâu thuẫn có hậu quả rất lớn trong nền chính trị họ Trần.

Bấy giờ, vào năm Khai Thái thứ 5 (1328), Trần Minh Tông ở ngôi đã 15 năm, tuổi đã cao mà vẫn chưa lập Thái tử. Cha của Lệ Thánh Hoàng hậu là Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn giữ ý định đợi Hoàng hậu có con rồi sẽ lập. Cương Đông Văn Hiến hầu (Văn Hiến Hầu[2]) là con (có sách chép là em) của Tá Thánh Thái sư Trần Nhật Duật, do muốn đánh đổ Hoàng hậu để lập Hoàng trưởng tử Vượng, mới đem 100 lạng vàng đút lót cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Phẫu, bảo nó vu cáo Quốc Chẩn âm mưu phản loạn.

Sự việc diễn ra dẫn đến việc Huệ Vũ vương bị ép phải tự sát, có hơn 100 người bị dính vào vụ án này.

Năm Khai Thái thứ 6 (1329), ngày 7 tháng 2, Hoàng đế Trần Minh Tông xuống chiếu phong Trần Vượng làm Hoàng thái tử. Ngày 15 tháng 2, Minh Tông chính thức nhường ngôi, Thái tử Vượng lên làm Hoàng đế, còn Minh Tông trở thành Thái thượng hoàng.

Có giả thiết cho rằng, việc Trần Vượng được lập làm Thái Tử là phần lớn nhờ mưu kế của mẹ là Minh Từ Quý phí (tức Anh Tư Nguyên Phi) đã bày mưu tính kế với Văn Hiến Hầu để Văn Hiến Hầu đút lót Trần Phẫu vu oan cho Trần Quốc Chẩn tội mưu phản.[3]